thuốc thú y saovietphar
    TRANG CHỦ
    Giới thiệu
    Sản phẩm
    Tin tức kỷ thuật
    Thư viện ảnh
    Tuyển dụng
    Liên hệ
Lịch sử hình thành và phát triển
Thuốc bột hòa tan Thuốc nước uống Thuốc tiêm
Kỷ thuật chăn nuôi Mô hình chuồng nuôi Tin tức chuyên ngành
Truyện cười VIDEO
Thư mời hợp tác Thư mời tuyển dụng
dịch vu san moi
he ban
  8:26:29 PM

Danh mục chính

Giới thiệu
Sản phẩm
Tin tức kỷ thuật
Kỷ thuật chăn nuôi
Mô hình chuồng nuôi
Tin tức chuyên ngành
Thư viện ảnh
Tuyển dụng
Liên hệ

Tin tức

Cơ hội xuất khẩu thịt lợn đang tới, gạo vẫn trông đợi vào thị trường gần
Xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế năm 2017
Truy xuất nguồn gốc thịt heo đã " Thất thủ"
Chất tạo nạc Cysteamine bị đưa vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi
Người Sài Gòn sẽ tìm 'quê quán' con gà bằng ứng dụng trên điện thoại
Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng trẻ nhất châu Âu
Tìm thấy phòng hổ phách dát vàng 265 triệu USD của Hitler?

LIÊN KẾT

thuốc thú y saovietphar1
thuốc thú y saovietphar2
thuốc thú y saovietphar3
thuốc thú y saovietphar4
HD
thong-bao-tuyen-dung

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 10114172
Đang online: 5

Tin tức kỷ thuật >> Kỷ thuật chăn nuôi

Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi lợn rừng
Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi heo rừng phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

1. Nguyên vật liệu xây chuồng lợn rừng

Có thể làm chuồng bằng gạch, tre, nứa, gỗ hoặc quây thép lưới B40.

2. Vị trí và hướng xây chuồng lợn rừng

– Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi heo rừng  phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

– Chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.

Khu chuồng lợn rừng

Khu chuồng nuôi lợn rừng tại thị trấn Đông Anh của trang trại lợn rừng NTC

thiết kế chuồng lợn rừng

Phối cảnh chuồng nuôi lợn rừng

3. Kiểu chuổng lợn rừng

3.1. Chuồng lợn hậu bị sinh sản

– Kiểu chuồng bán tự nhiên nên có càng nhiều cây xanh phủ mát càng tốt, kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải được thiết kế đảm bảo vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi, tránh sự tác động của môi trường xung quanh chuồng nuôi.

– Dùng lưới B40 vây thành các ô nuôi khoảng 20m2, có trụ đỡ cho bờ rào lưới là các cọc sắt và cọc bê tông, cọc bê tông được dựng vừa có tác dụng làm khung, vừa có khả năng chống đỡ, các cọc sắt cách nhau 1,5m. Chân bờ rào đào móng kiên cố và chôn sâu lưới B40 cũng như cọc sắt là 30cm để hạn hạn chế khả năng đào hang của lợn rừng, chiều cao của lưới đảm bảo 1,5 – 1,8m.

– Trong ô nuôi lợn rừng đó xây 1 nhà dài có mái che, đủ ánh sáng và tránh nắng, mưa tạt, gió lùa khi lợn rừng vào trú, nền chuồng nên lát gạch đỏ để dễ dàng trong công tác vệ sinh. Nền nhà được tôn cao hơn xung quanh 20-30cm để tránh bị đọng nước. Cần lót rơm, cỏ khô vào nền chuồng để tránh trơn trượt. Diện tích cần đảm bảo 15-20m2, căn nhà này là nơi lợn rừng trú mưa, trú nắng hoặc nghỉ ngơi ngoài lúc kiếm ăn và chạy đùa.


chuồng nuôi lợn rừng

Chuồng nuôi lợn rừng được chia thành 2 ô, bên trong có mái che và sân chơi bên ngoài

3.2. Chuồng lợn đẻ

– Về kỹ thuật chuồng lợn đẻ cũng được quây lưới B40 giống như chuồng hậu bị sinh sản. Tuy nhiên do mật độ 1con/1 ô nên diện tích chuồng khoảng 8 – 10m2. Một điểm đáng lưu ý nữa là do mắt lưới B40 tương đối to so với kích thước lợn con nên xung quanh lưới B40 từ dưới đất lên 20cm đảm bảo phải được rào kỹ hoặc được nẹp bằng các thanh tre, gỗ tránh cho lợn con mắc kẹt tại đó; hoặc có thể xây hàng gạch cao khoảng 30cm sau đó mới quây lưới.

– Bên trong ô nuôi lợn đẻ có 1 nhà nhỏ 4-6m2 để làm ổ đẻ cho lợn, vứt rơm khô, cành cây hoặc lá khô vào lợn sẽ tự làm ổ đẻ trong đó. Ổ đẻ cần đảm bảo cao ráo và tránh ẩm, phía bên ngoài ổ đẻ có cửa để nhốt lợn bên trong khi trời mưa gió. Toàn bộ diện tích còn lại bên ngoài sẽ được làm sân chơi và tập thích nghi dần cho lợn con trong điều kiện sống bán thiên nhiên.

4. Diện tích chuồng nuôi lợn rừng

– Lợn đực giống: 5-7m2/1con. Có thể nuôi chung 3-4 con trong 1 khu đất rộng. Những tốt nhất tách nhốt từng đực giống riêng.

– Lợn hậu bị sinh sản: 3-4m2/1con.

– Lợn nái đẻ, nuôi con: 8-10m2/1 con.

Chuồng nuôi lợn rừng

Nền chuồng nuôi lợn rừng nên lát gạch đỏ để tiện lợn trong công tác vệ sinh chuồng trại

5. Máng ăn, máng uống cho lợn rừng

– Máng ăn, máng uống được thiết kế cố định tại phía đầu chuồng và là nơi thấp nhất, điều này giúp cho việc dọn dẹp và luôn đảm bảo vệ sinh được sạch sẽ.

– Máng cần có độ cao thích hợp (12-20cm), tuỳ theo khối lượng của lợn. Chiều dài của máng được thiết kế dài 1,8-2m, đáy máng rộng 20-30cm. Loại máng xây cố định thì đáy máng phải cao hơn so với mặt nền 5-7cm để dễ thoát nước khi cọ rửa.

– Vệ sinh: bên ngoài chuồng nuôi phải có hố chứa nước thải, có nắp đậy nếu cần thiết, đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường.

Theo www.lonrung.com
Cập nhật: 2/6/2017 - Số lượt đọc: 1917
Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC
Ngành nuôi vịt đẻ Philippines: Hành trình tìm sức bật mới
Tập đoàn TH ứng dụng thành công công nghệ phôi giống bò sữa cao sản cho 12.000 lít/chu kỳ/năm
Những bệnh thường gặp ở thỏ và cách phòng trị
Trang trại bò siêu sạch lớn nhất miền Tây
Xác định giới tính để sản xuất bò sữa cao sản
Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái ngoại
Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn giống Móng Cái
Nuôi gà đá, thu tiền tỷ ở miền Tây
Cách nuôi gà chọi chiến như thế nào?
Kinh nghiệm chọn bò đưa vào vỗ béo
Lào Cai: Chăn trâu bò ngày giá lạnh
Bí quyết làm nhà rơm dự trữ cho trâu, bò vào mùa đông
Tăng cường bảo vệ đàn trâu, bò trong mùa đông
Biện pháp phòng chống rét cho trâu bò
Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi lợn rừng
Kỷ thuật nuôi dạy chó
Các tối kị, kinh nghiệm khi nuôi lợn rừng
Kỹ thuật nuôi bồ câu gà cho năng suất cao
Chó Becgie ăn gì? Cách nuôi chó Becgie con. Cách huấn luyện chó Becgie Đức
Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao và trong ruộng
Kỹ Thuật Nuôi Cua Xanh Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp – Cách Nuôi Cua Bể
Cách Phòng Trị Bệnh Cho Hươu
Cách Phòng Trị Bệnh Viêm Loét Ở Ba Ba Gai
Đường bay của chim yến trong nhà
Cách Phòng Và Trị Bệnh Cho Rùa
Kỹ thuật chăn nuôi cừu
Kinh nghiệm chăm sóc gà con
Nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun - không run
Thức ăn của chim yến
Chu kỳ sinh sản của chim Yến
Bí quyết dạy khỉ
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên về Yến
Những vấn đề cơ bản về kĩ thuật nuôi chim Yến lấy tổ
Phương pháp nuôi ong lấy mật
Kinh nghiệm quản lý và nuôi ong theo thời vụ
Bệnh Ong và phương pháp phòng trị
Nuôi Ong vụ thu đông ở các tỉnh phía bắc
Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản
Bột đậu tương ảnh hưởng tích cực đến Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS)
Tết buồn tại
Bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh
Tiêu Chảy Ở Heo Do Vi Khuẩn E.Coli
Video mới nhất
Thu nhập hơn 2 tỷ đồng mỗi năm từ nuôi chim bồ câu Pháp | VTC16
Mô hình nuôi ngỗng sinh sản hiệu quả ở Thái Bình
Phóng sự gà xương đen
Hướng dẫn mổ khám gà
Một ngày ở trại gà công nghiệp tại Centerville-Texas
Nuôi chim công
Hệ thống thiết bị trang trại chăn nuôi hiện đại nhất hiện nay
Ôm mộng giàu" cùng đàn hươu Trường Sinh
Kỷ thuật nuôi gà thịt bằng chuồng lạnh

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

LIÊN KẾT

Giao hang

TÌM KIẾM

Từ khoá
 Vistar Vietnam Co,. Ltd                                            
   Nhà máy sản xuất: KCN Phú Thị - Gia Lâm - Hà nội
    Văn phòng Miền Trung: Thọ Thành - Yên Thành - Nghệ An.
Tel: 02386 626 826;
    Văn phòng Tây Nguyên: Nguyễn Công Trứ - Tp Bảo Lộc - Lâm Đồng. Tel: 0982 943 139   
    Văn phòng Miền Tây:  Thị Xã Duyên Hải - Trà Vinh. Tel: 0944 311 622
     E-mail: saovietphar@gmail.com. www.saovietphar.com
     Copyright © 2017. Vistar Vietnam Co, Ltd. All rights reserved                       
Thiết kế web bởi haanhco.,ltd